Em tôi đã đến tòa án yêu cầu được đơn phương thu
tuc ly hon nhưng tòa án không chấp nhận. Cuộc sống như địa ngục như vậy vẫn
tiếp diễn hành hạ em tôi và cháu tôi
Tôi có 1 người em gái có chồng là 1 người nghiện ma túy, có 1 con
trai 7 tuổi. Nhiều năm nay người chồng thường đánh đập vợ con, không làm tròn
trách nhiệm của người chồng người cha, cuộc sông nặng nề bất hạnh, em tôi đã
nhiều lần làm đơn ly hôn nhưng chồng cô ấy không đồng ý và không chịu ký đơn ly
hôn. Em tôi đã đến tòa án yêu cầu được đơn phương ly hôn nhưng tòa án không
chấp nhận. Cuộc sống như địa ngục như vậy vẫn tiếp diễn hành hạ em tôi và cháu
tôi. Xin hỏi cuộc hôn nhân như vậy em tôi có quyền đơn phương ly hôn hay không?
Thủ tục thu tuc ly hon phải như thế
nào? Xin hãy giúp em tôi, thay mặt em gái, tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại
Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Theo đó, khoản
10 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể:
“a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến
hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin thu tuc ly
hon rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải
quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án
lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu
vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện
Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ
thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay
và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng
nghị theo trình tự phúc thẩm.
b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập
biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử
vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.
Như vậy, em gái bạn có quyền được đơn phương xin ly hôn. Việc Tòa
án không chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của em gái bạn là không có cơ sở và không
đúng pháp luật.
Về thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên), em
gái bạn cần nộp đơn xin ly hôn kèm theo các giấy tờ cần thiết đến Tòa án nhân
dân cấp quận, huyện nơi vợ chồng em gái bạn hiện có đăng ký thường trú hoặc tạm
trú. Các giấy tờ gồm có:
1. Đơn xin thu tuc ly hon, có xác nhận
của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của em bạn. Trong đơn em bạn cần
trình bày các vấn đề sau:
- Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp ko? Mâu
thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân
không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?
- Về con chung: Cháu tên gi? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin
ly hôn em bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi
cháu không, Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?
- Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy
tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn em bạn muốn giải quyết tài sản chung
như thế nào?
- Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không?
Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Em bạn muốn giải quyết như thế
nào?
2. Bản sao Giấy khai sinh của cháu bé;
3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của em bạn và của người
chồng (nếu có);
4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không
có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì em bạn phải xin xác
nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét